TP.Thủ Đức được kỳ vọng sẽ giúp TP.HCM thực hiện “giấc mơ” chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tri thức, sáng tạo, công nghệ… mà gần 2 thập kỷ qua loay hoay chưa thành hiện thực.
Văn phòng Chính phủ vừa phát đi thông báo kết luận của Ủy viên Bộ Chính trị – Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đồng ý chủ trương thành lập khu đô thị sáng tạo phía Đông, theo đề xuất trước đó của TP.HCM.
Đô thị 1 triệu dân với 6 khu trọng điểm
3 quận phía Đông TP.HCM (quận 2, 9, Thủ Đức) tương lai sẽ trở thành TP. Thủ Đức.
Căn cứ các quy định pháp luật và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đồng ý chủ trương thành lập TP.Thủ Đức trên cơ sở sắp xếp 3 quận: 2, 9 và Thủ Đức theo đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 – 2021.
Việc thành lập TP.Thủ Đức theo định hướng hình thành khu đô thị sáng tạo, tương tác cao được đánh giá là phù hợp với chủ trương chung về phát triển kinh tế số, phát huy năng lực, đổi mới, sáng tạo.
Để thu hút đầu tư vào TP.Thủ Đức, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình lưu ý TP.HCM cần làm rõ các điểm nhấn, điểm khác biệt so với các TP trong nước cũng như các trung tâm tài chính, công nghệ trong khu vực châu Á.
Thành phố phía Đông TP.HCM trước khi được Quốc hội phê chuẩn đề án sẽ tạm lấy tên là TP.Thủ Đức. TP.Thủ Đức sẽ có diện tích tự nhiên 211,5 km2 với hơn 1,1 triệu dân.
Ý tưởng lập thành phố Thủ Đức hay thành phố phía Đông được lãnh đạo TP.HCM ấp ủ nhiều năm qua.
Việc sáp nhập này nhằm xây dựng khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông TP nhằm phát huy những lợi thế về vị trí mang tính cửa ngõ, các hạ tầng dịch vụ sẵn có như các khu đại học (đào tạo bậc cao), Khu công nghệ cao (sản xuất tiên tiến), Khu đô thị mới Thủ Thiêm (trung tâm tài chính và kinh doanh).
Cùng với đó, hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung như xa lộ Hà Nội, cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên, đường Phạm Văn Đồng... đã và đang được hoàn thiện.
Theo phương án quy hoạch được UBND TP.HCM chấm giải Nhất, TP.Thủ Đức gồm 6 khu vực trọng điểm: Công nghệ cao, Đại học quốc gia, Thủ Thiêm, Rạch Chiếc, Tam Đa và Trường Thọ với mỗi khu có mỗi chức năng khác nhau.
Với vị trí địa lý ở nơi cửa ngõ, phù hợp phát triển cả 3 loại hình giao thông đường thủy, đường bộ và metro, khu Trường Thọ (Thủ Đức) được chính quyền thành phố lựa chọn để trở thành trung tâm và điểm nhấn của thành phố Thủ Đức trong tương lai.
Khu đô thị tương lai Trường Thọ được cải tạo từ khu cảng hiện hữu với hệ thống không gian mở có nhiều chức năng đa dạng. Tại đây cũng sử dụng vành đai giao thông khép kín để kết nối các khu vực khác nhau, dễ tiếp cận đến từng ngóc ngách, ưu tiên người đi bộ.
TP.Thủ Đức được kỳ vọng sẽ giúp TP.HCM thực hiện “giấc mơ” chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tri thức, sáng tạo, công nghệ… mà gần 2 thập kỷ qua loay hoay chưa thành hiện thực.
Văn phòng Chính phủ vừa phát đi thông báo kết luận của Ủy viên Bộ Chính trị – Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đồng ý chủ trương thành lập khu đô thị sáng tạo phía Đông, theo đề xuất trước đó của TP.HCM.
Đô thị 1 triệu dân với 6 khu trọng điểm
3 quận phía Đông TP.HCM (quận 2, 9, Thủ Đức) tương lai sẽ trở thành TP. Thủ Đức.
Căn cứ các quy định pháp luật và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đồng ý chủ trương thành lập TP.Thủ Đức trên cơ sở sắp xếp 3 quận: 2, 9 và Thủ Đức theo đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 – 2021.
Việc thành lập TP.Thủ Đức theo định hướng hình thành khu đô thị sáng tạo, tương tác cao được đánh giá là phù hợp với chủ trương chung về phát triển kinh tế số, phát huy năng lực, đổi mới, sáng tạo.
Để thu hút đầu tư vào TP.Thủ Đức, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình lưu ý TP.HCM cần làm rõ các điểm nhấn, điểm khác biệt so với các TP trong nước cũng như các trung tâm tài chính, công nghệ trong khu vực châu Á.
Thành phố phía Đông TP.HCM trước khi được Quốc hội phê chuẩn đề án sẽ tạm lấy tên là TP.Thủ Đức. TP.Thủ Đức sẽ có diện tích tự nhiên 211,5 km2 với hơn 1,1 triệu dân.
Ý tưởng lập thành phố Thủ Đức hay thành phố phía Đông được lãnh đạo TP.HCM ấp ủ nhiều năm qua.
Việc sáp nhập này nhằm xây dựng khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông TP nhằm phát huy những lợi thế về vị trí mang tính cửa ngõ, các hạ tầng dịch vụ sẵn có như các khu đại học (đào tạo bậc cao), Khu công nghệ cao (sản xuất tiên tiến), Khu đô thị mới Thủ Thiêm (trung tâm tài chính và kinh doanh).
Cùng với đó, hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung như xa lộ Hà Nội, cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên, đường Phạm Văn Đồng... đã và đang được hoàn thiện.
Theo phương án quy hoạch được UBND TP.HCM chấm giải Nhất, TP.Thủ Đức gồm 6 khu vực trọng điểm: Công nghệ cao, Đại học quốc gia, Thủ Thiêm, Rạch Chiếc, Tam Đa và Trường Thọ với mỗi khu có mỗi chức năng khác nhau.
Với vị trí địa lý ở nơi cửa ngõ, phù hợp phát triển cả 3 loại hình giao thông đường thủy, đường bộ và metro, khu Trường Thọ (Thủ Đức) được chính quyền thành phố lựa chọn để trở thành trung tâm và điểm nhấn của thành phố Thủ Đức trong tương lai.
Khu đô thị tương lai Trường Thọ được cải tạo từ khu cảng hiện hữu với hệ thống không gian mở có nhiều chức năng đa dạng. Tại đây cũng sử dụng vành đai giao thông khép kín để kết nối các khu vực khác nhau, dễ tiếp cận đến từng ngóc ngách, ưu tiên người đi bộ.
Xa lộ Hà Nội, đường sắt trên cao metro sẽ là hệ thống giao thông quan trọng, kết nối giữa TP.HCM và TP. Thủ Đức trong tương lai.
70% dự án hạ tầng giao thông thành phố ‘đổ’ vào khu Đông
Những năm gần đây, phía Đông TP.HCM được đầu tư hàng loạt công trình giao thông lớn, có quy mô hiện đại.
Trong tổng số 216 dự án hạ tầng giao thông TP đang thực hiện, có đến 70% đổ vào khu Đông mang tính kết nối như: mở rộng Xa lộ Hà Nội; nút giao Mỹ Thủy, Đồng Văn Cống; cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây; đại lộ Mai Chí Thọ; cầu qua đảo Kim Cương; 4 cầu Thủ Thiêm kết nối về Cát Lái, Thạnh Mỹ Lợi.
Hệ thống giao thông “đồ sộ”, huyết mạch của phía Đông thành phố, gồm: đại lộ Mai Chí Thọ, Xa lộ Hà Nội…
Vòng xoay Kim Cương (quận 9) là nút giao thông trọng điểm, kết nối khu đô thị phía Đông và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương.
Bến xe miền Đông mới là một quần thể phức hợp bao gồm khu vực bến xe chính kết hợp nhiều dịch vụ tiện ích với tổng diện tích trên 16 ha, rộng gần gấp 3 lần so với bến xe hiện hữu. Bến xe miền Đông mới được hứa hẹn phục vụ hơn 7 triệu lượt hành khách/năm đi về các tỉnh miền Đông, miền Trung và miền Bắc
‘Cú nhảy’ và thách thức
Theo các chuyên gia, dù chiếm nhiều ưu thế song TP.Thủ Đức sẽ phải đối mặt với muôn vàn thách thức như: ngân sách hạn hẹp, giao thông, hạ tầng cơ sở “khát vốn”, kẹt xe, ngập lụt, ô nhiễm…
Bàn về TP.Thủ Đức trong tương lai, anh Dư Tất Đạt (ngụ quận 9, TP.HCM) nói, nhiều người dân kỳ vọng vào thành phố mới. Anh tin tưởng, việc thành lập TP.Thủ Đức sẽ giúp cơ sở hạ tầng khu vực được quan tâm, đầu tư mạnh hơn, nhất là ba tuyến giao thông huyết mạch: Metro số 1, mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và hoàn thành đường vành đai 3.
“Tôi mong chính quyền thành phố sẽ quy hoạch đồng bộ, tính toán đến phát triển bền vững trong việc khởi tạo 6 khu đô thị trọng điểm và giải quyết dứt điểm những vướng mắt về hạ tầng ở nhiều nơi, nhất là điểm nóng giao thông tại đường Nguyễn Duy Trinh và nút giao An Phú.
Lên thành phố mới, người dân khu vực nhìn chung sẽ có thêm hứng khởi và động lực mới để làm việc. Điều này dễ cảm nhận được trong những ngày qua khi đề án được Chính phủ ủng hộ. Tôi nghĩ rằng, TP.Thủ Đức sẽ ngày càng khang trang hơn, cung cách sinh hoạt và làm việc của người dân thành phố sẽ được nâng tầm”, anh Đạt bày tỏ kỳ vọng.
Trả lời trên báo chí trước đó, TS Trần Du Lịch (thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng) nhấn mạnh, cần tiến hành quy hoạch khu Đông trên phạm vi 2 bờ sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, với quy mô một đô thị xứng tầm, không cắt nhỏ ra để xây dựng, dẫn đến quy hoạch loang lổ kiểu da beo.
Bên cạnh đó, cần xác định Thủ Đức là TP nằm ở cửa ngõ phía Đông, kết nối với toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Từ đó, định hướng phát triển TP này không thể tách rời các đô thị lân cận như Biên Hòa, Bình Dương, Dĩ An, Long Thành, Nhơn Trạch…
Thành phố Thủ Đức hình thành từ 3 quận phía Đông TP.HCM. Thực hiện: Hải Long.
Thủ tướng ủng hộ TP.HCM lập thành phố Thủ Đức
Tại buổi làm việc của Ban Cán sự Đảng Chính phủ với Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM ngày 23/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ ủng hộ 4 đề án đột phá của TP.HCM, trong đó có Đề án thành lập Thành phố Thủ Đức.
Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Nội vụ phối hợp chặt chẽ với TP.HCM, các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện, chú ý các yếu tố quy hoạch, huy động nguồn lực, phương thức quản lý, báo cáo cấp thẩm quyền theo quy định.
Về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2020-2025, Thủ tướng đề nghị TP.HCM phân tích, đánh giá rõ hơn yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển của thành phố để có giải pháp, nhất là vấn đề khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực, hạ tầng, thách thức về biến đổi khí hậu…
Thủ tướng còn đề nghị TP.HCM cân nhắc mục tiêu phấn đấu sớm trở thành thành phố công nghiệp thông minh, hiện đại, hội nhập, trở thành một trung tâm kinh tế, tài chính có tầm khu vực và toàn cầu.